Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Điểm qua các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam


1. Datacenter Viettel.
Datacenter Viettel : Cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới và hiện đại nhất Việt Nam
- 2 trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier 3: TIA 942 tại Pháp Vân (Hà Nội): 9 tầng và Hoàng Hoa Thám (Tp.HCM) với diện tích mặt sàn 500m2, được đầu tư và trang bị hơn 240 Rack
- Hệ thống máy nổ, UPS, STS truyền tải điện bằng hệ thống Busway hiện đại, ao toàn đảm bảo cung cấp điện cường độ dòng lớn, an toàn, ổn định hoạt động ổn định 24/7.
- Hệ thống điều hòa giải nhiệt nước hiện đại nhất Việt Nam công suất 200 RT
- Hệ thống cảnh báo khói sớm, phát hiện rò rỉ nước
- Hệ thống chữa cháy thông minh FM200.

2. Datacenter VDC.

Datacenter VDC:  Hệ thống hạ tầng lớn nhất Việt Nam.
- Dung lượng cổng Internet quốc tế của VDC hiện tại lên đến hơn 132 Gbps (với các hướng quốc tế đi: Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia,….) chiếm 2/3 băng thông quốc tế của Việt Nam, hệ thống mạng lưới phủ khắp các tỉnh thành
- Có tổng cộng 03 Trung tâm dữ liệu được đầu tư rộng khắp khu vực phía Nam (2 DC tại Tp.HCM và 1 DC tại Tp.Cần Thơ) được kết nối bằng hệ thống đường truyền tốc độ cao, đảm bảo các yêu cầu khắc khe nhất.
- Hệ thống quản lý, giám sát trung tâm dữ liệu: Được theo dõi và điều khiển từ trung tâm điều hành: Giám sát và điều khiển hệ thống mạng, điện, điều hoà, phòng cháy chữa cháy và an ninh ra vào Datacenter.
- Hệ thống mạng: Được thiết kế cho Datacenter đều theo nguyên tắc dự phòng Active - Active từ thiết bị đến kết nối mạng.
- Hệ thống điện: Là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong trung tâm dữ liệu.Để đảm bảo hoạt động liên tục 24/7, toàn bộ thiết bị mạng tại Datacenter được cung cấp điện liên tục, ổn định từ các cặp UPS APC; được cấp điện dự phòng từ 02 hệ thống máy phát điện công suất lớn.
- Hệ thống điều hòa: Sử dụng hệ thống điều hòa theo công nghệ chính xác của hãng STULZ (Germany) - đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất hệ thống điều hoà chính xác. Mỗi tầng được trang bị một hệ thống điều hòa chính xác 6 máy công suất 1.400.000 BTU.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Datacenter của VDC được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tiên tiến nhất: HSSD, ECARO 25... Hệ thống vòi phun khí chữa cháy đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.
- Hệ thống an ninh giám sát: cung cấp cho khách hàng các giải pháp về an ninh chặt chẽ: Hệ thống giám sát cửa ra vào và hệ thống Camera theo dõi mọi biến động trong và ngoài IDC. Các thiết bị an ninh hiện đại được cài đặt để phòng tránh đột nhập.
- Vị trí trung tâm dữ liệu – Datacenter: Đặt tại tòa nhà Internet được xây dựng và gia cố với kết cấu chịu lực đặc biệt - Địa chỉ: Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội: Đang hoạt động với tổng diện tích sàn là 1.300m2


3. Datacenter FPT.
- Hệ thống DataCenter của FPT tại TP.HN và TP.HCM nơi đặt Server Hosting không gian trên 800m2 với tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật quốc tế
- Phòng máy chủ:
. Diện tích: 3.300 m2.
. Chịu trọng tải: 2.000 kg/m2.
. Độ cao trần: 4.2 m.
- Thiết kế cơ sở hạ tầng: tiêu chuẩn Tier III:
. Nguồn cung cấp (Tier IV).
. Số lượng nguồn cung cấp (Tier IV).
. Bộ lưu (Tier III).
. Máy phát điện (Tier III).
. Dự trữ nhiên liệu cho máy phát điện (Tier II).
. Hệ thống làm lạnh (Tier III).
. Hệ thống cấp nước cho máy lạnh (Tier III).
- Bộ lưu điện:
 . Được cung cấp từ 2 nhà cung cấp điện chính: nhiệt điện Hiệp Phước và EVN.
. Công suất điện 1000KW
. Phòng ngừa sự thay đổi cường độ dòng điện đột ngột.
- Máy phát điện:
. Công suất máy phát điện 1250KVA.
. Cung cấp nguồn điện cho máy chủ và các thiết bị khi các nguồn điện chính bị mất.
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ:
. Nhiệt độ phòng máy chủ : 21o C ± 10o C.
. Độ ẩm duy trì: 45% ± 5%.
. Hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm chính xác bằng cảm biến.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
. Hệ thống cảm biến phát hiện khói sớm VESDA.
. Sử dụng khí ga FM 200 chữa cháy.
- Quản lý hệ thống phòng cháy:
. Cảm biến phát hiện khói.
. Thiết bị báo cháy.
. Còi báo cháy.
. Cảm biến nhiệt độ.
. Thiết bị tích hợp.
- Trung tâm điều khiển và quản lý bảo mật:
. Hệ thống quạt thông gió.
. Hệ thống làm lạnh.
. Nguồn cung cấp điện.
. Pre-Action Sprinkler System.
. Hệ thống chữa cháy FM 200.
- Hệ thống bảo mật an ninh nhiều lớp:
. Sử camera ghi hình từ nhiều góc độ.
. Thông qua nhiều lớp bảo vệ.
. Đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp.

4. Data center CMC.

DataCenter CMC: Có khả năng lưu trữ trên 7000 máy chủ, tương đương với 300 tủ Rack, được khởi công xây dựng từ năm 2010.
- Hệ thống hạ tầng thiết bị đạt chuẩn Tier III (chuẩn quốc tế áp dụng để đánh giá trung tâm dữ liệu), Datacenter CMCđáp ứng được toàn bộ các yêu cầu về an toàn, bảo mật, và gia tăng tối đa dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
- Ngoài những dịch đã cung cấp CMC Telecom đang thử nghiệm cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây:
Dịch vụ hạ tầng – Infrastructure as a service (IaaS)
Dịch vụ máy desktop – Desktops as a Service (DaaS)
Dịch vụ lưu trữ trực tuyến – Cloud Storage
Dịch vụ chống thất thoát dữ liệu - Data Loss Prevention (DLP)
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về các Datacenter hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình chọn lựa những trung tâm dữ liệu đó để đặt thiết bị của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi.

Máy chủ ảo VPS có lợi thế gì ? Cần chú ý gì khi thuê VPS ?


Lợi thế của VPS - máy chủ ảo

- Hoạt động hoàn toàn như một máy chủ riêng với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.

- Hà tằn hà tiện được tổn phí đầu tư máy chủ ban đầu.

- Có thuộc tính quản lý nội bộ riêng của doanh nghiệp.

- Không tốn phí mua thiết bị, hoài bảo dưỡng.

- Dễ dàng nâng cấp tài nguyên RAM, HDD, băng thông.

- Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cấp thiết trong lúc nguy cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

- Có thể quản trị từ xa, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến...

Những yếu tố cần chú ý khi đi thuê máy chủ ảo:

- Dung lượng RAM

- Dung lượng ổ cứng (HDD)

- Tốc độ bộ vi xử lý (CPU)

- Dữ liệu lưu chuyển (data transfer)

Tính năng vượt trội khi dùng Email server

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào công tác giao dịch và quản lý là một trong những chiến lược phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, nhu cầu trang bị hệ thống email dùng riêng để phục vụ trong các giao dịch thương mại của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vì lo ngại vấn đề chi phí, nhân sự hỗ trợ cũng như các yếu tố bảo mật.
   

Tính năng nổi bật:

1. Tính an toàn và bảo mật cao nhất:
•   Hệ thống Email của doanh nghiệp được vận hành trên 1 máy chủ độc lập có cấu hình cực mạnh
•   Nội dung thông tin giao dịch qua Email được mã hoá an toàn (SSL)
•   Quản lý và kiểm soát nội dung thông tin dễ dàng
•   Phòng chống spam, virus hiệu quả (Antispam, antivirus)

2. Độ linh hoạt cao nhất, dễ sử dụng nhất:
•   Số lượng tài khoản Email không giới hạn.
•   Dung lượng lưu trữ của mỗi hộp thư tùy ý theo nhu cầu
•   Đính kèm file dữ liệu với dung lượng tối đa
•   Có thể sử dụng email trên toàn thế giới (hỗ trợ đầy đủ giao thức gởi nhận email – POP3 / IMAP / Webmail)
•   Hỗ trợ cho nhiều tên miền khác nhau

3. Tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất:
•   Doanh nghiệp không cần trang bị hạ tầng công nghệ (máy chủ, đường truyền, UPS, máy phát điện, hệ thống bảo mật….)
•   Doanh nghiệp không cần đội ngũ nhân viên hỗ trợ, FPT hỗ trợ 24/24 trong suốt quá trình vận hành hệ thống
•   Tiết kiệm chi phí hội họp, in ấn,…
•   Đặc biệt, chi phí sử dụng chỉ bằng 1/5 so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tự trang bị.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào công tác giao dịch và quản lý là một trong những chiến lược phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, nhu cầu trang bị hệ thống email dùng riêng để phục vụ trong các giao dịch thương mại của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vì lo ngại vấn đề chi phí, nhân sự hỗ trợ cũng như các yếu tố bảo mật. Gói giải pháp “Máy chủ Email dùng riêng” do FPT cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để các vấn đề trên và tạo ra lợi thế cạnh trên thương trường

Một số ích lợi chính của việc dùng dedicated server

Sử dụng dịch vụ máy chủ có ích gì? có nhẽ đây là câu hỏi mà hầu như ai có nhu cầu dùng máy chủ đều quan tâm trước khi chọn lọc thuê máy chủ của một đơn vị nào đó.

Dưới đây là một số ích lợi chính của việc dùng dedicated server:

- Tăng không gian lưu trữ, giải phóng băng thông đảm bảo cho một lượng lớn truy cập đồng thời.

- Không phải tốn thêm chi phí nếu bạn cần tạo thêm nhiều site

- Điều khiển tất cả hệ thống ưng chuẩn trình duyệt web tiện lợi.

- Khả năng sử dụng nhiều tài nguyên. Bạn chẳng những có thể đặt các quảng cáo hay chương trình kết liên bán hàng bao lăm tùy ý trên website của bạn mà bạn còn lưu trữ chính website của mình. Điều này cũng có thể mang lại cho bạn thu nhập vượt trội.

- Với một máy chủ được sử dụng dành riêng cho công việc kinh doanh của bạn, bạn không bị hạn chế trong công việc của mình. Bạn có thể triển khai kinh doanh trên website của bạn liên can đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Bạn có thể dùng vớ các lăng xê mà bạn muốn với một máy chủ cho thuê và kiếm nhiều tiền hơn trên website của bạn.

Do đó với độ thực thi cao, độc lập, bảo mật, tùy chọn cấu hình và nhiều tiện lợi khác của dedicated server sẽ giúp cho mọi áp dụng trên máy chủ của bạn hoạt động tốt.

Chính cho nên mà dedicated server được khá nhiều đơn vị chọn lọc để dùng thay vì mua máy chủ riêng.

Phân tích 3 lựa chọn về máy chủ (Server) trong doanh nghiệp


Phân tích 3 lựa chọn để doanh nghiệp của bạn cũng như các doanh nghiệp khác có được giải pháp máy chủ tốt nhất cho đơn vị của mình. Phân tích trên yếu tố chính bao gồm: Giá cả, chi phí về nhân lực, sự ổn định của máy chủ, tốc độ máy chủ, độ an toàn cho máy chủ, hỗ trợ từ nhà cung cấp.
 
1. Thuê server từ nhà cung cấp:
• ‘Số tiền bỏ ra không lớn. Theo bảng giá chung trên thị trường thì nếu nhu cầu không lớn, chỉ cần 2.500.000 đồng là bạn đã có một con server chạy ổn định. Còn giá cao nhất là 4.000.000 đồng. Nhìn chung nhu cầu đa số ở tầm các gói máy chủ nhỏ. Khi thuê bạn chỉ phải trả tiền hàng tháng mà không thêm bất kỳ chi phí nào.
• Nhanh hay chậm phụ thuộc vào túi tiền và nhu cầu của bạn. Ban quyết định 100% theo số tiền bạn bỏ ra.
• An toàn lên tới 99% do máy chủ được đặt tại các Data lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier 3.
• Hỗ trợ 24/24/365

2. Mua server và đặt tại cơ quan

• Giá ban đầu để mua một máy chủ ít nhất là 14.320.000 đồng. Sau đó bạn phải chuẩn bị thêm chỗ đặt tại công ty gồm điều hòa, hệ thống điện dự phòng, máy nổ…Do đó chi phí đội lên rất nhiều tùy theo quy mô của công ty.
• Yêu cầu phải có bộ phận kỹ thuật quản trị server. Khi ấy chi phí chính là lương của nhân viên kỹ thuật công thêm các chi phí thêm thiết bị, thay mới…
• Sự ổn định của máy chủ khi bạn toàn quyền quản trị phụ thuộc vào loại máy chủ, nhu cầu của bạn và trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên công ty bạn. Down time có thể lớn do hệ thống dự phòng tại công ty không đạt tiêu chuẩn của một Datacenter an toàn.
• Bạn toàn quyền quyết định độ ổn định của máy chủ.
• An toàn không cao: mất điện, cháy nổ, mất cắp … đều có thể xảy ra khi đặt tại công ty.
• Không có hỗ trợ nào từ nhà cung cấp trừ khi bạn thuê dịch vụ quản trị máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ.

3. Mua server và thuê colocation

• Vẫn là mua server, vẫn mất ít nhất 14.320.000 đồng cho nguyên một con server. Sau đó tiền thuê khoảng 2 triệu một tháng. Theo bảng giá chung trên thị trường thấp nhất là 1.800.000 đồng, cao nhất là 6.200.000 đồng. Khi đó cộng 2 chi phí vào thì giá để có một con server ít nhất là 14.320.000+1.800.000=16.120.000 đồng.
• Không cần kỹ thuật viên.
• Máy chủ chạy ổn định hơn so với phương án 2 nhưng không bằng phương án thứ nhất vì lúc này máy chủ được fix khi công ty mua. Việc nâng cấp khó khăn vì phải thay cả máy. Không linh động như khi thuê máy chủ. Thời gian up time cao.
• Bạn quyết định ½ tốc độ máy chủ
• Máy chủ có độ an toàn cao.
• Hỗ trợ 24/24/365.

Từ các ưu nhược điểm trên của 3 phương thức sở hữu máy chủ trên, không cần đánh trọng số hay so sánh gì thêm bạn hoàn toàn có thể đưa ra được lựa chọn cho mình. Thuê máy chủ là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt đối với chủ nhân của câu hỏi trên. Chỉ với số ngân sách là 3, 5 triệu thì việc thuê một máy chủ là lựa chọn thông minh nhất. Khi thuê với số tiền khoảng 3,5 triệu thì bạn đã có thể sở hữu một máy chủ với CPU: Intel® Xeon® Quad Core E5606 (8M Cache, 2.13 GHz), RAM: 2 x 4GB DDR3 ECC, HDD: 2 x 500GB, băng thông 50Mbps/ 6Mbps .

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Máy chủ giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung

Rồi sẽ đến lúc DN phát sinh nhu cầu lưu trữ tất cả các loại dữ liệu (e-mail, văn bản, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại) vào cùng một nơi để có thể thiết lập các quyền hạn truy cập cũng như dễ dàng sao lưu dữ liệu dự phòng. Đó là lúc DN cần máy chủ.


Trước khi tìm mua máy chủ, nhà quản lý DN dù không chuyên về CNTTcũng cần nắm sơ khái niệm server (máy chủ). Thuật ngữ "server" bắt nguồn từ động từ "serve" mang nghĩa "phục vụ” hay danh từ "service" mang nghĩa "dịch vụ”. Server điển hình là một hệ thống máy tính, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, chạy liên tục trên mạng (mạng trong nội bộ DN hay mạng toàn cầu Internet) và đợi các yêu cầu hay lệnh từ phía các máy tính khác trên cùng mạng đó để cung cấp các dịch vụ như xác thực người dùng, chia sẻ dữ liệu, in ấn, e-mail...

Thông thường, các kỹ thuật viên thường chia server ra làm 2 loại: server vật lý (physical server) chỉ "phần xác" hay phần cứng của hệ thống server; còn server phần mềm chỉ các giải pháp cho phép "lưu trữ, quản lý, gửi/nhận và xử lý dữ liệu" như Small Business Server, Exchange Server hay BizTalk Server 2003 của Microsoft.

Nhìn bề ngoài, server vật lý dạng tháp (tower) trông giống như một máy để bàn (desktop) nhưng phần ruột của server được thiết kế chuyên biệt cho ứng dụng máy chủ. Theo HP, so với desktop, các server được sản xuất và thiết kế nhằm đạt được hiệu năng cao hơn nhiều (tính ổn định bền bỉ, khả năng xử lý dữ liệu); có thể mở rộng để hình thành các hệ thống sao lưu dữ liệu (data backup) và bảo mật; đồng thời sẵn sàng cho những đợt nâng cấp nhằm tăng năng lực xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT tăng dần trong tương lai của DN. Vì vậy, server thường có giá cao hơn hẳn so với máy để bàn. Hiện các server thương hiệu Việt thường có giá xấp xỉ 1.000 USD. Các server nước ngoài (Dell, HP, IBM, Intel, SuperMicro) cũng đã có mặt tại Việt Nam và đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của DN Việt Nam.

Về các giải pháp server phần mềm, có lẽ Microsoft Small Business Server (SBS) 2003 là giải pháp phổ thông nhất hiện nay. Giải pháp này đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT vào kinh doanh của 75 người dùng trong một DN. Song song đó còn có bộ giải pháp Gsme của Lac Việt được xây dựng dựa trên SBS 2003, khai thác các tính năng về bảo mật tường lửa ISA Server 2003, cổng thông tin làm việc cộng tác Sharepoint Portal, hệ thống e-mail, lịch làm việc Exchange Server v.v...Việc ứng dụng SBS 2003 tỏ ra có nhiều lợi điểm, quan trọng nhất là số lượng chuyên viên mạng am hiểu về hệ thống của Microsoft tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều so với các công nghệ khác như Unix, Linux. Khi triển khai máy chủ, DN không chỉ quan tâm đến giá mà nên tính toán tổng chi phí sở hữu bao gồm phần cứng , phần mềm và chi phí cho nhân sự quản lý hệ thống.


Kết luận
Đối với các DN vừa và nhỏ, bạn có thể chưa triển khai các hệ thống quản trị DN ERP nhưng không có nghĩa là không cần server. Nếu DN chỉ có nhu cầu chia sẻ file và in qua mạng, những hộp router đa chức năng có lẽ là khoản chi phí đáng "đồng tiền bát gạo". Tuy nhiên, DN không thể không mua server nếu có nhu cầu quản lý và cung cấp, xử lý dữ liệu tập trung, triển khai các hệ thống e-mail, CRM, ERP, cơ sở dữ liệu, bảo mật, lưu trữ và thương mại điện tử. Một lưu ý nhỏ: Đối với các DN lớn, khi triển khai các hệ thống ERP lớn, DN nên chọn server theo hướng dẫn của nhà cung cấp giải pháp và nhà triển khai tích hợp hệ thống chứ không nên tự tìm mua server. Một lưu ý đáng chú ý cuối cùng: Nếu DN của bạn còn nhỏ và không muốn đầu tư nhiều vào phần cứng, DN có thể mua SBS 2003 cài đặt trên một desktop có cấu hình khá. Theo đánh giá của chúng tôi, máy chủ "tiết kiệm" này có thể chạy tốt trong 1 đến 2 năm trước khi DN có thể di dời toàn bộ hệ thống SBS 2003 qua một server vật lý đúng nghĩa một cách dễ dàng.

Rackmount máy chủ (server) là gì ?

Rackmount máy chủ server là một thuật ngữ của phần cứng, nói một cách đơn giản nó là thiết bị bao quanh bên ngoài server hay còn gọi thông dụng là thùng máy hay chassis, nó có chức năng bảo vệ các phần cứng bên trong máy chủ (server).


Thùng máy (Chassis) có 3 dạng chính: dạng nằm ngang là Rack Mount máy chủ và dạng đứng hay dạng tháp là Tower máy chủ, Blade được thiết kế theo kiểu mô-đun.

Có khá nhiều hãng sản xuất Rackmount máy chủ Server như Advantech, APTtek, Supermicro… với nhiều kiểu máy chủ với đủ các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Rackmount máy chủ  được gắn trên các chassis (khung) có các kích thước tiêu chuẩn là nằm ngang và có thể kéo ra lắp vào một cách dễ dàng như một hộc tủ dựng ổ cứng.


Rack-Mount máy chủ (server) đều được sắp hạng dựa 1 trên đơn vị gọi là U (1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U)
1U là đơn vị nhỏ nhất của một Rack-Mount máy chủ (server) 1U = 1,75 inch = 4.45 cm (1 inch = 2,54cm) dựa trên kích thước của thùng máy đo theo W, H, D với Width=bề rộng, Height=Bề cao, Depth=Chiều sâu. W và H đều giống nhau giữa các U và các hãng chỉ phân biệt nhau bởi chiều sâu.

Máy chủ 1U
19" x 1.75" x 17.7"
19" x 1.75" x 19.7"
19" x 1.75" x 21.5"

Máy chủ 2U
19" x 3.5" x 17.7"
19" x 3.5" x 20.9"
19" x 3.5" x 24"

Máy chủ 3U
17.1" x 5.1" x 25.5"

Máy chủ 4U
19" x 7" x 17.8"
19" x 7" x 26.4"

Máy chủ 5U
19" x 8.34" x 19.67"
19.1" x 8.75" x 26.4"

Máy chủ 6U
19" x 10.5" x 19.5"

Máy chủ 7U
17" x 12.2" x 19.8"

Đặc trưng của Rackmount máy chủ (server) là có nhiều bộ phận có thể lấy ra mà không cần phải tắt máy như những chassis khác, khi một bộ phận hư thì những bộ phận khác vẫn chạy bình thường do chế độ hoạt động riêng biệt do đó các Rackmount máy chủ (server) rất gọn nhẹ và ít tốn chỗ.

Nên chọn sử dụng máy chủ của hãng nào sản suất ?

Trên thị trường máy chủ ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy chủ : Máy chủ Intel, IBM, máy chủ Dell, Suppermicro,  Accer, HP,...
 
Theo như kinh nghiệm hiện nay của chúng tôi thì máy chủ Intel vẫn đang chiếm thị phần lớn máy chủ tại Việt Nam.
 

Dẫn chứng:
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) được thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và các thiết bị máy tính khác. Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này.

Đặc điểm mà intel luôn được nhiều người tin dùng:
- Bộ vi sử lý Intel nên tảng cho máy chủ Intel Inside series
- Intel Inside: Nền tảng máy chủ Xeon E3-series thuộc họ Sandy Bridge-E
- Thiết kế giúp tăng hiệu suất hoạt động & giảm điện năng tiêu thụ
- Thiết kế giúp hệ thống hoạt động ổn định và an toàn

Tại sao Trung tâm dữ liệu lại phải đặt cách xa các trung tâm thương mại, đông dân cư ?

Ai trong số chúng ta cũng đều biết thông tin hằng ngày chúng ta tìm kiếm trên các website, các thông tin về giao dịch tại ngân hàng hay đến mức độ tối mật như các văn bản phần mềm của cơ quan bộ ngành chính phủ … được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu. Nhưng không phải ai cũng biết những trung tâm dữ liệu đó hiện đang đặt ở đâu.
 

Trên thế giới hiện nay, hệ thống Trung tâm Dữ liệu của Google được đánh giá là lớn nhất. Với hàng trăm nghìn tỷ lượt thông tin tìm kiếm trên Google, chạy các ứng dụng Youtube mỗi ngày, Google xây dựng rất nhiều TTDL đặt tại Mỹ, Phần Lan, Bỉ, Singapore ... Các trung tâm dữ liệu này rộng ít nhất  là 110.000 m2. Có nhiều trung tâm vì quá rộng nên Google  trang bị cả xe đạp cho nhân viên di chuyển trong đó. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, các trung tâm này không hề đặt tại các Trung tâm Kinh tế bậc nhất thế giới như NewYork, Washington hay California mà thường đặt ở các tiểu bang cách xa trung tâm. Nếu không có sự kiện Google cung cấp các thông tin hình ảnh của các Trung tâm dữ liệu thì có lẽ đến bây giờ thế giới cũng không biết chúng được đặt ở đâu.

Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao các Trung tâm dữ liệu lại phải đặt cách xa các Trung tâm kinh tế, thương mại, đông dân cư  ?

Lý do đầu tiên chính là xa trung tâm đông dân cư sẽ giảm thiểu tỷ lệ rủi ro, ảnh hưởng do các tác động tiêu cực từ phía con người như xâm nhập trái phép, các hoạt động phá hoại, tấn công và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khủng bố. Vì vai trò của Trung tâm dữ liệu là nơi lưu trữ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan bộ ngành của Chính phủ, vì thế vấn đề an ninh an toàn cần phải tuyệt mật. Nếu các trung tâm dữ liệu này bị tấn công, an ninh thông tin của các doanh nghiệp, thậm chí là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và khi đó mức độ thiệt hại về kinh tế là không thể tưởng tượng. Ví dụ điển hành, rõ ràng nhất là vụ khủng bố 911 năm 2001 tại Mỹ và thảm hoạ sóng thần năm 2004 tại Ấn Độ Dương, đã thể hiện rõ việc bất cập và rủi ro khi đặt trung tâm dữ liệu tại khu trung tâm.

Yếu tố thứ hai cần phải đặt xa trung tâm là để giảm thiểu rủi ro từ phía thiên nhiên. Các doanh nghiệp có thể xây dựng 1 Trung tâm dữ liệu– DC gần khu văn phòng, nằm trong trung tâm thành phố. Nhưng để dữ liệu được an toàn, một DC như thế thường được Backup bởi các Trung tâm dự phòng (gọi là Disaster Recovery site –DR) để dự phòng, bảo vệ dữ liệu khi sự cố xảy ra. Một DR tiêu chuẩn thường được xây dựng cách các trung tâm thành phố tối thiểu 30 Km. Với khoảng cách trên khi xảy ra các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt… thì hai site không bị ảnh hưởng cùng một lúc (1 thảm hoạ xảy ra thường trong bán kính nhỏ hơn 30km) . Xu thế của các doanh nhiệp trên thế giới hiện nay là thuê cả DC và DR.

Các bộ phận tạo nên một máy chủ (Server)

Hiện nay hệ thống máy chủ server đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành công việc của các doanh nghiệp, tổ chức. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp có thể chọn lựa mua máy chủ nguyên bộ hay dạng system máy chủ. Máy chủ (server) thật ra có cấu tạo và cách hoạt động không khác các máy tính cá nhân quá nhiều chỉ bổ sung thêm một số chức năng và linh kiện máy chủ để phù hợp với khối lượng công việc lớn mà máy chủ phải đảm nhiệm.


Chassis máy chủ:
Hay còn gọi là thùng máy, dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Chassis máy chủ. Chassis có 3 dạng chính là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis máy chủ có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Tower server , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.  Ngoài ra tùy theo mục đính sử dụng có thể chọn các loại Chassis 1U, 2U,3U hay 4U.

RAM server
Là linh kiện quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM quyết định khả năng truy xuất dữ liệu của máy tính đến người dùng, đặc biệt là với hệ thống server máy chủ viêc lựa chọn 1 RAM máy chủ tốt rất quan trọng. Về cơ bản thì RAM có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate), cấu trúc của chúng khá giống nhau nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong RAM máy chủ DDR còn cải tiến thêm 1 số loại RAM mới như (DDR, DDR2, DDR3) và có thêm chức năng ECC (Error Checking and Correction). RAM server có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ, cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra.

Mainboard máy chủ

Hay còn có tên là motherboard máy chủ hoặc gọi tắt là main máy chủ. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Mainboard có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Nó bao gồm các khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng. Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ (memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn hình, bàn phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số… Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng.
CPU máy chủ (Central Processing Unit)
Cũng giống như CPU PC, CPU máy chủ có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Đây cũng được coi là bộ xử lý trung tâm của máy chủ (server) và là một thiết bị linh kiện máy chủ quan trọng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu sản xuất CPU máy chủ, nhưng nổi tiếng và được người dùng tin dùng nhất là ADM và Intel.


HDD server (ổ cứng máy chủ)
Là dạng ổ cứng truyền thống, cũng giống như HDD cho PC đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và máy chủ khác nhau nên HDD máy chủ phải tăng dung lượng bộ nhớ, một máy chủ có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

Card RAID:
Đây là thành phần quan trọng trong một máy chủ hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra.