Ai trong số chúng ta cũng đều biết thông tin hằng ngày chúng ta tìm kiếm trên các website, các thông tin về giao dịch tại ngân hàng hay đến mức độ tối mật như các văn bản phần mềm của cơ quan bộ ngành chính phủ … được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu. Nhưng không phải ai cũng biết những trung tâm dữ liệu đó hiện đang đặt ở đâu.
Trên thế giới hiện nay, hệ thống Trung tâm Dữ liệu của Google được đánh giá là lớn nhất. Với hàng trăm nghìn tỷ lượt thông tin tìm kiếm trên Google, chạy các ứng dụng Youtube mỗi ngày, Google xây dựng rất nhiều TTDL đặt tại Mỹ, Phần Lan, Bỉ, Singapore ... Các trung tâm dữ liệu này rộng ít nhất là 110.000 m2. Có nhiều trung tâm vì quá rộng nên Google trang bị cả xe đạp cho nhân viên di chuyển trong đó. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, các trung tâm này không hề đặt tại các Trung tâm Kinh tế bậc nhất thế giới như NewYork, Washington hay California mà thường đặt ở các tiểu bang cách xa trung tâm. Nếu không có sự kiện Google cung cấp các thông tin hình ảnh của các Trung tâm dữ liệu thì có lẽ đến bây giờ thế giới cũng không biết chúng được đặt ở đâu.
Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao các Trung tâm dữ liệu lại phải đặt cách xa các Trung tâm kinh tế, thương mại, đông dân cư ?
Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao các Trung tâm dữ liệu lại phải đặt cách xa các Trung tâm kinh tế, thương mại, đông dân cư ?
Lý do đầu tiên chính là xa trung tâm đông dân cư sẽ giảm thiểu tỷ lệ rủi ro, ảnh hưởng do các tác động tiêu cực từ phía con người như xâm nhập trái phép, các hoạt động phá hoại, tấn công và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khủng bố. Vì vai trò của Trung tâm dữ liệu là nơi lưu trữ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan bộ ngành của Chính phủ, vì thế vấn đề an ninh an toàn cần phải tuyệt mật. Nếu các trung tâm dữ liệu này bị tấn công, an ninh thông tin của các doanh nghiệp, thậm chí là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và khi đó mức độ thiệt hại về kinh tế là không thể tưởng tượng. Ví dụ điển hành, rõ ràng nhất là vụ khủng bố 911 năm 2001 tại Mỹ và thảm hoạ sóng thần năm 2004 tại Ấn Độ Dương, đã thể hiện rõ việc bất cập và rủi ro khi đặt trung tâm dữ liệu tại khu trung tâm.
Yếu tố thứ hai cần phải đặt xa trung tâm là để giảm thiểu rủi ro từ phía thiên nhiên. Các doanh nghiệp có thể xây dựng 1 Trung tâm dữ liệu– DC gần khu văn phòng, nằm trong trung tâm thành phố. Nhưng để dữ liệu được an toàn, một DC như thế thường được Backup bởi các Trung tâm dự phòng (gọi là Disaster Recovery site –DR) để dự phòng, bảo vệ dữ liệu khi sự cố xảy ra. Một DR tiêu chuẩn thường được xây dựng cách các trung tâm thành phố tối thiểu 30 Km. Với khoảng cách trên khi xảy ra các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt… thì hai site không bị ảnh hưởng cùng một lúc (1 thảm hoạ xảy ra thường trong bán kính nhỏ hơn 30km) . Xu thế của các doanh nhiệp trên thế giới hiện nay là thuê cả DC và DR.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét